Cách viết kịch bản phần cảnh
Kịch bản phân cảnh còn được gọi là kịch bản phân cảnh kỹ thuật. Được viết bởi sự kết hợp của Đạo diễn, biên kịch và quay phim.
Mình đã tham khảo một vài kịch bản phân cảnh của cả VN và nước ngoài. Và dưới đây là cách viết mà mình thấy hay nhất:
1. Nội ngày. Tại nhà Bà Chinh: Phải ghi rõ đoạn phim đó là quay ở bối cảnh ngoại hay nội, ngày hay đêm để bộ phận ánh sáng biết là sẽ phải sử dụng đèn chiếu sáng ra sao để đạt được hiệu quả mong muốn.
2. Cỡ cảnh: chúng ta ghi rõ cỡ cảnh, cách thay đổi về cỡ cảnh (nếu có) trong cảnh đó (VD: Từ Trung zoom vào cận). Việc ghi rõ cỡ cảnh sẽ cho thấy việc thay đổi các cảnh trong đoạn phim đó, đồng thời cũng cho thấy rõ được tiết tấu cảu đoạn phim.
3. Thời lượng: Việc ghi rõ thời lượng này phải phụ thuộc vào lời thoại và nhạc trong đoạn phim. Ngoài ra nó còn cho ta tính được thời lượng của cả đoạn là bao nhiêu. Thời lượng của 1 cảnh phải cung cấp đủ thông tin cho người xem biết cái mình muốn và có góp phần tạo lên tiết tấu nhanh (các cảnh có thời luọng ngắn) hay chậm (các cảnh có thời lượng dài).
4.Máy quay: Ở đây ta phải ghi rõ vị trí đặt máy, động tác máy, sử dụng ống kính nào, độ cao của máy là bao nhiêu. Việc ghi rõ như thế sẽ giúp cho QP biết được là sẽ làm gì, họa sĩ biết được sẽ sắp xếp bối cảnh ra sao.
5. Hình ảnh và âm thanh: Ở đây phải ghi rõ hành động của từng nhân vật, đi từ chỗ nào đến chỗ nào, nói câu gì, sử dụng tiếng động gì, âm thanh gì hay bản nhạc gì.
6. Ghi chú: Ghi rõ các đạo cụ, trang phục sử dụng trong đoạn phim và những lưu ý khác cho từng bộ phận (nếu có) VD: chỉ đạo diễn viên quần chúng.
Việc xây dựng Kịch bản phân cảnh càng chi tiết bao nhiêu thì càng thuận lợi cho đoàn làm phim khi tiến hành sản xuất. Tất cả các thành phần của đoàn đếu biết nhiệm vụ của mình ở từng cảnh quay trong từng đoạn phim.
Hơn nữa nó còn góp phần rất nhiều vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất cho bộ phim khi chúng ta chọn cách quay theo bối cảnh (khác với quay theo kịch bản).
Kịch bản phân cảnh còn được gọi là kịch bản phân cảnh kỹ thuật. Được viết bởi sự kết hợp của Đạo diễn, biên kịch và quay phim.
Mình đã tham khảo một vài kịch bản phân cảnh của cả VN và nước ngoài. Và dưới đây là cách viết mà mình thấy hay nhất:
1. Nội ngày. Tại nhà Bà Chinh: Phải ghi rõ đoạn phim đó là quay ở bối cảnh ngoại hay nội, ngày hay đêm để bộ phận ánh sáng biết là sẽ phải sử dụng đèn chiếu sáng ra sao để đạt được hiệu quả mong muốn.
2. Cỡ cảnh: chúng ta ghi rõ cỡ cảnh, cách thay đổi về cỡ cảnh (nếu có) trong cảnh đó (VD: Từ Trung zoom vào cận). Việc ghi rõ cỡ cảnh sẽ cho thấy việc thay đổi các cảnh trong đoạn phim đó, đồng thời cũng cho thấy rõ được tiết tấu cảu đoạn phim.
3. Thời lượng: Việc ghi rõ thời lượng này phải phụ thuộc vào lời thoại và nhạc trong đoạn phim. Ngoài ra nó còn cho ta tính được thời lượng của cả đoạn là bao nhiêu. Thời lượng của 1 cảnh phải cung cấp đủ thông tin cho người xem biết cái mình muốn và có góp phần tạo lên tiết tấu nhanh (các cảnh có thời luọng ngắn) hay chậm (các cảnh có thời lượng dài).
4.Máy quay: Ở đây ta phải ghi rõ vị trí đặt máy, động tác máy, sử dụng ống kính nào, độ cao của máy là bao nhiêu. Việc ghi rõ như thế sẽ giúp cho QP biết được là sẽ làm gì, họa sĩ biết được sẽ sắp xếp bối cảnh ra sao.
5. Hình ảnh và âm thanh: Ở đây phải ghi rõ hành động của từng nhân vật, đi từ chỗ nào đến chỗ nào, nói câu gì, sử dụng tiếng động gì, âm thanh gì hay bản nhạc gì.
6. Ghi chú: Ghi rõ các đạo cụ, trang phục sử dụng trong đoạn phim và những lưu ý khác cho từng bộ phận (nếu có) VD: chỉ đạo diễn viên quần chúng.
Việc xây dựng Kịch bản phân cảnh càng chi tiết bao nhiêu thì càng thuận lợi cho đoàn làm phim khi tiến hành sản xuất. Tất cả các thành phần của đoàn đếu biết nhiệm vụ của mình ở từng cảnh quay trong từng đoạn phim.
Hơn nữa nó còn góp phần rất nhiều vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất cho bộ phim khi chúng ta chọn cách quay theo bối cảnh (khác với quay theo kịch bản).
__________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.